Cuộc đời thần kỳ của người phụ nữ thiên tài Marie Curie

Đã chín thập kỷ kể từ ngày Marie Curie qua đời, di sản và câu chuyện về người phụ nữ đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học vẫn là nguồn cảm hứng cho hậu thế về sau.

Người phụ nữ đã tìm ra phương pháp xạ trị ung thư, công nghệ X-quang và ra đi cũng chính vì những phát minh mang tính lịch sử của mình, khiến người đời về sau vẫn phải nể phục vì đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học. Người phụ nữ vĩ đại mà Nghề Giáo muốn đề cập chính là Marie Curie.


Sinh trưởng ở Warsaw, Ba Lan, Marie Curie đã tìm đến Paris để theo đuổi hoài bão nghiên cứu khoa học của mình. Năm 1891, bà ghi danh vào đại học danh tiếng Sorbonne.


Hình minh hoạ Marie Curie


Ở Pháp, Marie đã gặp nhà vật lí Pierre Curie, người đã chia sẻ phòng thí nghiệm và cả trái tim dành cho bà. Họ đã cùng nhau tìm ra hai nguyên tố mới, cùng nhận giải Nobel vật lý cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà cũng chính là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nhận giải thưởng cao quý này. Trong cùng năm, Marie được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.


Nhà Curie đang trên đường thăng tiến thì Pierre bất ngờ qua đời. Marie lao đầu vào các nghiên cứu, nhận chức giáo sư thay thế chồng giảng dạy tại trường Đại học Paris và trở thành nữ giáo sư đầu tiên tại ngôi trường danh giá này. Tiếp nối thành công, Marie một lần nữa nhận giải Nobel Hoá học và được chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh.


Dành cả cuộc đời hiến thân cho khoa học và hạnh phúc nhân loại, Marie và cũng là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử được an táng tại điện Panthéon vì những cống hiến vĩ đại của mình. Cho đến nay, cuốn sổ tay và thân thể bà vẫn còn nhiễm lượng phóng xạ khổng lồ, buộc những du khách hiếu kỳ phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng và kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kỳ sự cố nào có thể xảy ra.


Marie được an nghỉ bên cạnh chồng - ông Pierre Curie tại điện Panthéon

Ngọc Mai
Nghề Giáo